SSD là gì - Thông tin cần biết về SSD trong máy tính

Chào các bạn. Hôm nay mình sẽ giải thích cho các bạn SSD là gì, so sánh SSD với HDD trong quá trình chúng ta sử dụng nhé.
1. SSD, HDD là gì?
+ Ổ cứng SSD (viết tắt của cụm từ Solid State Drive) là ổ cứng thế hệ mới cao cấp hơn HDD. Dữ liệu trên SSD được lưu trữ trong các chip flash, không bị ảnh hưởng bởi việc phân mảnh dữ liệu như HDD được lưu trên 1 đĩa quay, SSD an toàn và nhanh hơn HDD.
+ Ổ cứng HDD (viết tắt của cụm từ Hard Disk Drive) là ổ cứng mặc định của máy tính khi chúng ta mua.
Dưới đây là hình ảnh bên trong SSD và HDD khi được tháo ra:

2. Những thay đổi có thể nhận ra ngay sau khi thay HDD bằng SSD.

  • Khởi động máy tính nhanh hơn.
  • Khởi chạy phần mềm nhanh hơn.
  • Lưu file & truy xuất dữ liệu nhanh hơn.
  • Mát hơn, không tiếng ồn, chống sốc.
  • Hiệu năng tổng thể của máy tính cũng thay đổi rõ rệt.   

3. Những hạn chế khi mua và sử dụng SSD

  • Giá SSD cao hơn ổ HDD: Hiện tại giá của SSD 120 GB có giá khoảng hơn 1 triệu đồng.
  • Dung lượng lưu trữ hạn chế: Với giá hơn 1 triệu đồng bạn chỉ có thể mua được SSD với dung lượng 120 GB chỉ đủ để cài đặt Windows và phần mềm. Bạn có thể chọn SSD có dung lượng lưu trữ cao hơn, đồng nghĩa với giá bán cũng cao hơn. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng HDD cũ để lưu trữ dữ liệu còn SSD để cài đặt Windows & phần mềm sử dụng. 
  • Độ bền của SSD không được bằng HDD nhưng cũng phải lên đến vài năm nên bạn yên tâm khi sử dụng

4. Thương hiệu SSD tốt nhất? 

Hiện tại, có rất nhiều ông lớn công nghệ tham gia vào thị trường SSD như Intel, Kingston, Sandisk, Samsung, Plextor… Đây đều là những thương hiệu đã rất nổi tiếng, vì vậy bạn có thể có nhiều lựa chọn hơn.
Hiện tại mình đang sử dụng SSD của Intel và rất hài lòng, ngoài ra Kingston, Samsung, Sandisk hay Plextor đều là những lựa chọn không hề tồi.
Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của những người quen đã và đang sử dụng SSD để có lựa chọn tốt nhất.

* Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại SSD giả, hoặc SSD cũ nhưng được mông má thành mới nên các bạn hãy cân nhắc trước khi mua.


Chia sẻ:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Quảng Cáo

Quảng Cáo Của Google